Làm Game Thần Đồng Toán Học - Lập Trình Scratch

Làm Game Thần Đồng Toán Học – Lập Trình Scratch

5/5 - (1 bình chọn)

Để tạo game “Thần đồng toán học” trong lập trình Scratch, bạn cần làm quen với một số khối lệnh cơ bản như hiển thị, sự kiện, điều khiển, biến sốcác phép toán. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ về bài toán cụ thể mà bạn muốn giải quyết trong trò chơi này. Hãy cùng xem yêu cầu chi tiết bên dưới để rõ hơn về bài toán này.

Mục tiêu bài học và yêu cầu của bài toán

Để có thể hoành thành trò chơi này, yêu cầu các bạn phải biết nó hoạt động như thế nào? Những chững năng của các nhân vật trong chương trình là gì? Dưới đây là mô tả của trò chơi Thần đồng toán học.

Mục tiêu bài học

Nắm vững kiến thức về các khối lệnh trong lập trình Scratch như: hiển thị, sự kiện, điều khiển, các biến số, các phép toán. Việc kết hợp kiến thức toán học vào trong lập trình Scratch sẽ giúp bạn phát triển tốt hơn về tư duy lập trình, cũng như tư duy toán học của bạn.

Yêu cầu bài toán

  • Tạo ra 4 số gồm: số thứ nhất, số thứ hai, số hàng chục và số hàng đơn vị.
  • Xây dựng chương trình sao cho khi nhấn vào nút “Đổi số”, số thứ nhất và số thứ hai sẽ được ngẫu nhiên thay đổi từ 0 đến 9.
  • Cung cấp tính năng cho các phím mũi tên lên và xuống để có thể tăng hoặc giảm giá trị của hai số: số hàng chục và số hàng đơn vị.
  • Thêm tính năng cho nút “Tích”, khi được nhấn, chương trình sẽ kiểm tra kết quả của bạn so với máy tính. Nếu đúng, nhân vật mèo sẽ phát biểu chính xác, và nếu sai, thì mèo sẽ nói rằng bạn đã trả lời sai.

Lợi ích khi áp dụng toán học trong lập trình Scratch

Bạn đã bao giờ nảy ra ý tưởng sử tự tạo một trò chơi toán học thú vị chưa? Nếu có, thì bạn đang đọc đúng bài viết rồi đấy! Nào chúng ta sẽ cùng nhau thực hành dưới sự trợ giúp của ngôn ngữ lập trình Scratch. Trong bài viết này Let’s Code sẽ hướng dẫn bạn tạo ra một trò chơi “Thần đồng toán học” độc đáo và cuốn hút cho người chơi.

Khi thực hành làm game thần đồng toán học này bạn sẽ:

  1. Hiểu cách sử dụng các khối lệnh trong Scratch để tạo sự hiển thị độc đáo trong trò chơi, xử lý sự kiện và điều khiển luồng trò chơi.
  2. Hiểu được cách sử dụng biến số để theo dõi điểm số của người chơi và cập nhật nó khi họ trả lời đúng hoặc sai.
  3. Thực hiện các phép toán trong toán học để tạo ra các câu hỏi thú vị và kiểm tra kết quả của người chơi.

Với sự hướng dẫn chi tiết và các ví dụ thực tế, bạn sẽ có khả năng tạo ra một trò chơi “Thần Đồng Toán Học” độc đáo và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.

Hướng dẫn làm game thần đồng toán học trong lập trình Scratch

Tạo nhân vật và trang phục trong game

Để bắt đầu lập trình trước hết các bạn hãy:

  • Tạo các nhân vật: 1 nhân vật mèo, 4 nhân vật số, 1 dấu cộng, 1 dấu bằng, 2 phím mũi tên lên, 2 phím mũi tên xuống, 1 nút đổi số, 1 dấu tích.
  • Tạo trang phục cho số: từ 0 cho tới 9. Chú ý: cả 4 số đều phải có trang phục từ 0 cho đến 9.

Lập trình cho nút bấm đổi số

Nút đổi số ở đây có vai trò gì? như yêu cầu của bài toán: nút đổi số có vai trò thay đổi 2 số (ngẫu nhiên) : số thứ nhất và số thứ 2.

Để đồng thời hiển thị trang phục số và làm cho máy tính lưu các số này, trước hết ta tạo 2 biến số: số thứ nhất, số thứ hai.

Sau đó ta sử dụng lệnh: đặt số thứ nhất thành “lấy ngẫu nghiên từ 1-10” và đặt số thứ hai thành “lấy ngẫu nhiên từ 1-10“.

Tuy nhiên ở đây chỉ có dãy số từ 0 – 9 vậy chúng ta sẽ sử dụng lệnh nếu thì trong khối lệnh sự kiện: nếu số thứ nhất =10 thì đặt số thứ nhất bằng 0. Tương tự với số thứ hai: Nếu số thứ hai = 10 thì đặt số thứ hai = 0.

Làm Game Thần Đồng Toán Học: lập trình cho nút đổi số thứ nhất & thứ hai
Làm Game Thần Đồng Toán Học: lập trình cho nút đổi số thứ nhất & thứ hai

Với các dòng lập trình trên, chương trình chỉ thay đổi được các biến số, bây giờ chúng ta sẽ làm cho số thứ nhất và số thứ hai đồng bộ theo biến số đã được tạo.

– Tại số thứ nhất, khi bấm vào biểu tượng lá cờ xanh, chúng ta sẽ thực hiện việc thay đổi trang phục liên tục dựa trên giá trị của số thứ nhất. Đối với số thứ hai, chúng ta sẽ thực hiện tương tự.

Làm Game Thần Đồng Toán Học: Lập trình cho số thứ nhất và số thứ hai
Làm Game Thần Đồng Toán Học: Lập trình cho số thứ nhất và số thứ hai

Lập trình cho nút tăng giảm số hàng chục và đơn vị

Tương tự như nút đổi số, các nút tăng giảm số hàng chục và đơn vị các bạn cũng có thể làm như sau:

– Hãy tạo hai biến số: “chục” và “đơn vị.” Khi ta nhấn vào nhân vật này để tăng, chúng ta sẽ thay đổi giá trị của biến “chục” lên một đơn vị.

– Để đảm bảo rằng giá trị của “chục” luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 9, chúng ta sẽ sử dụng điều kiện kiểm tra. Nếu “chục” lớn hơn 9, thì chúng ta sẽ đặt “chục” thành 0. Ngược lại, nếu “chục” nhỏ hơn 0, chúng ta sẽ đặt “chục” thành 9.

Lập tình cho nút tăng giảm số hàng chục
Lập tình cho nút tăng giảm số hàng chục

Tương tự như nút tăng giảm số hàng chục, các bạn có thể lập trình cho số đơn vị

Lập trình cho nút tăng giảm số hàng đơn vị
Lập trình cho nút tăng giảm số hàng đơn vị

Để có thể đồng thời thay đổi các trang phục với các biến số chúng ta sử dụng: khi nhấn vào là cờ xanh => chuyển sang trang phục chục hoặc đơn vị.

Lập trình cho số hàng chục và số đơn vị
Lập trình cho số hàng chục và số đơn vị

Lập trình để kiểm tra kết quả

Để kiểm tra tính đúng sai, chúng ta có thể thực hiện như sau:

Chúng ta sẽ tạo hai biến: “kết quả” (là kết quả từ máy tính) và “trả lời” (là kết quả mà chúng ta trả lời).

Khi bấm vào biểu tượng của nhân vật (dấu tích màu xanh):

  1. Chúng ta sẽ cập nhật “kết quả” bằng cách gán giá trị “số thứ nhất + số thứ hai.”
  2. Cập nhật “trả lời” bằng cách tính “chục * 10 + đơn vị,” sau đó chúng ta sẽ gửi thông điệp (kiểm tra) cho nhân vật mèo.
Lập trình cho nút kiểm tra đáp án
Lập trình cho nút kiểm tra đáp án

Tiếp theo chúng ta chuyển sang nhân vật mèo: cho nhân vật mèo nhận tin(kiểm tra) -> nếu kết quả = trả lời thì méo nói đúng, nếu không thì mèo nói sai.

Tiếp theo, chúng ta sẽ chuyển sang nhân vật mèo: khi nhận tin (kiểm tra), nhân vật mèo sẽ thực hiện kiểm tra. Nếu “kết quả” bằng “trả lời,” thì mèo sẽ nói đúng. Ngược lại, nếu không, mèo sẽ nói sai.

Lập trình cho mèo nói đúng hoặc sai
Lập trình cho mèo nói đúng hoặc sai

Tổng kết

Chúng ta đã hoàn thành việc tạo ra một trò chơi toán học thú vị bằng lập trình Scratch. Trò chơi này kết hợp giữa kiến thức về lập trình cơ bản và tư duy toán học, giúp bạn phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic một cách tốt hơn.

Hãy nhớ rằng bạn có khả năng tùy chỉnh trò chơi theo ý muốn của mình. Bạn có thể thêm nhiều tính năng và câu hỏi toán học khác nhau để làm cho trò chơi trở nên đa dạng và thú vị hơn. Ví dụ, bạn có thể đặt giới hạn thời gian cho bài toán hoặc áp dụng các phép toán như trừ, nhân, chia.

Nếu bạn muốn chia sẻ trò chơi của mình với bạn bè hoặc cộng đồng lập trình Scratch, hãy đảm bảo bạn đã lưu trò chơi và chia sẻ nó trên trang web Scratch. Điều này giúp bạn nhận phản hồi từ những người chơi khác và cũng giúp bạn khám phá các trò chơi khác được tạo ra bởi cộng đồng.

Chúng tôi hy vọng rằng hướng dẫn này đã giúp bạn hiểu cách tạo một trò chơi “Thần Đồng Toán Học” đơn giản và thú vị bằng lập trình Scratch. Hãy tiếp tục khám phá thế giới của lập trình và phát triển kỹ năng của bạn hàng ngày. Chúc bạn thành công và thú vị trong hành trình lập trình!